Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản nồi cơm điện bền đẹp đúng chuẩn

Nồi cơm điện không chỉ là thiết bị điện tiện lợi mà từ lâu nó được xem như một người bạn đồng hành của các bà nội trợ. Nếu thiếu nó một ngày thôi sẽ khiến chúng ta khó chịu và luống cuống. Thế nên hãy học lỏm mẹo sử dụng bảo quản nồi cơm điện đúng cách và lâu bền nhất nhé.
Mẹo sử dụng, bảo quản nồi cơm điện đúng cách và lâu bền
Không cắm quá nhiều thiết bị điện cùng một ổ cắm: Nếu bạn cắm điện ở ổ cắm này thì nên cắm ấm điện siêu tốc ở ổ cắm khác. Việc này gây nên lượng tiêu thụ điện bị quá tải có thể gây cháy nổ thiết bị điện hoặc chập cháy đường dây tải điện trong nhà.
Cắm điện nồi cơm đúng cách: Là mẹo sử dụng nồi cơm điện đúng cách và hiệu quả bạn cần biết. Cắm dây nguồn vào nồi cơm điện cho chắc chắn rồi sau đó mới cắm nguồn điện vào ổ cắm điện xoay chiều trong nhà. Khi cắm phích cắm vào ổ điện cần cắm chặt và cắm hết chân sắt sao cho mặt bằng phích cắm và mặt bằng ổ điện phải sát vào nhau. Nếu cắm chênh vênh hoặc không khớp có thể gây cháy nổ hoặc chập điện. Cách làm này an toàn và ổn định điện cho chiếc nồi cơm điện được an toàn hơn.
Đặt nồi cơm điện đúng nơi quy định: Chỗ an toàn nhất để đặt nồi cơm điện đó là nơi khô ráo, không gần các thiết bị phát điện khác, đồng thời không bị ẩm ướt cũng như không có dây điện lằng nhằng. Nếu không sử dụng nồi cơm điện nên rút dây ra khỏi nguồn điện và cất gọn gàng, không để dây điện tiếp xúc với nước.
Nhớ phải đặt nồi cơm điện đúng nơi quy định

Vệ sinh đúng cách: Nếu vệ sinh thân nồi và nắp nồi cần phải dùng khăn ẩm lau sạch, không nhúng vào nước sẽ làm hư hỏng hoặc gây chập cháy khi sử dụng. Khi vệ sinh nồi cơm xong cần phơi cho khô và đảm bảo không còn nước dính ở thân nồi cũng như nắp nồi, chỗ tiếp xúc điện. Đặc biệt ghi nhớ mẹo sử dụng và vệ sinh nồi cơm điện an toàn nhất này nếu không muốn phải mất một khoản tiền để mua nồi cơm điện mới.
Sử dụng dây nguồn chính hãng: nếu dây cắm nguồn nồi cơm điện có hiện tượng nóng chảy hoặc hư hỏng do chuột cắn, bị dập gãy cần thay thế bằng loại dây chính hãng để đảm bảo an toàn. Không cắm cơm khi nguồn điện trong nhà có vấn đề, không ổn định hoặc chập cháy.
Không để trẻ em sử dụng một mình: Không nên cho trẻ em sử dụng nồi cơm điện nếu không được sự giám sát của người lớn. Với bất kỳ thiết bị điện nào cũng vậy nên để xa tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn nhất.
Tránh va đập: Nên sử dụng giá vo gạo hơn là dùng nồi cơm điện để vo gạo trực tiếp vì khi vo gạo xong nước thường dính ở đáy nồi. Khi có nước dính vào sẽ dễ chập cháy hoặc làm hư hỏng nồi cơm và khu vực tiếp xúc điện bởi hiện tượng oxi hóa dễ xảy ra. Nếu nồi cơm bị méo mó cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc nhiệt bị hạn chế, khiến cơm chín không đều, dễ hư hỏng hơn.
Không nấu quá lượng quy định: Nếu lượng xuất của nồi cơm quy định nấu tối đa là 1.5 kg gạo thì bạn chỉ nên nấu đến 1,3 – 1,5 kg là hết cỡ rồi nhé. Đừng nên nấu quá lượng quy định sẽ dễ làm hư hỏng nồi cơm đồng thời cơm chín không đều. Mẹo sử dụng nồi cơm điện hiệu quả này rất quan trọng nếu bạn muốn có một bữa cơm ngon đó.
Dùng thìa chuyên dụng: Nên sử dụng thìa múc cơm được cấp theo nồi cơm để đảm bảo lớp chống dính ở đáy nồi và không làm xước nồi cơm điện. Nếu nồi cơm bị xước dễ có cháy khi nấu và nhiệt dễ bị tỏa ra ngoài nhanh chóng hơn. Không dùng thìa sắt, nhôm hoặc vật nhọn cào xước vào đáy nồi hoặc thân nồi.
Hãy dùng thìa chuyên dụng để lòng nồi sử dụng lâu bền hơn

Không để lòng nồi tiếp xúc với thiết bị nhiệt khác: Nếu chẳng may mất điện bạn nên sử dụng chiếc nồi khác để nấu bằng ga cho an toàn nhé. Nếu sử dụng nồi cơm điện đun trên bếp ga sẽ dễ bị biến dạng đáy nồi khiến tiếp xúc điện kém, dễ hư hỏng.
Cuối cùng bạn nên ăn cơm sau khi nồi cơm bật nút ủ từ 10 – 15 phút là cơm ngon nhất. Không nên ăn ngay sau khi bật xong cơm sẽ còn ướt hoặc nếu ăn sau khi bật nút quá lâu cơm sẽ bị mất hơi và không còn ngon như khi vừa chín tới nữa nhé.
Như vậy việc sử dụng nồi cơm điện tưởng như đơn giản nhưng thực ra cũng khó khăn nếu như chúng ta không biết cách đấy nhé. Với những mẹo sử dụng, bảo quản nồi cơm điện đúng cách và lâu bền sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc khi sử dụng nồi cơm điện. An tâm hơn với những bữa cơm ngon miệng và an toàn tiết kiệm nhất nhé. Chúc bạn thành công và luôn là bà nội trợ đảm đang nhất.

Nhãn: ,

Cách khắc phục một số lỗi thường gặp khi sử dụng tủ sấy quần áo

Đôi khi bạn sẽ gặp phải một số tình huống khó chịu khi sử dụng tủ sấy quần áo như sau: Tủ đang sấy tự nhiên dừng hoạt động, sấy mãi không không hay máy kêu to, rung lắc…… Gặp những tình huống này thì cách khắc phục như  thế nào? Chúng ta sẽ sửa chữa ra sao?
Tự khắc phục được những sự cố đơn giản giúp bạn chủ động hơn
Thời tiết miền Bắc mỗi độ ra Giêng thường rất ẩm ướt chính bởi vậy mà nhu cầu sử dụng tủ sấy quần áo cũng ngày một tăng cao. Sử dụng liên tục cũng sẽ khiến máy sấy “mệt mỏi” và chúng có thể gặp phải một số sự cố đáng tiếc, lúc này bạn cần linh hoạt tự khắc phục thiết bị trước khi mang đến trung tâm bảo hành. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tủ sấy quần áo như sau:
  1. Tủ sấy quần áo đột nhiên ngừng hoạt động
Đây là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tủ sấy quần áo và chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được.
Để có thể khắc phục được trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết hiệu quả. Tủ sấy tự dừng hoạt động bởi các nguyên nhân như sau:
  • Lỗi thông gió bị tắc
  • Do cài đặt chế độ hẹn giờ ở một số loại tủ sấy.
Cách khắc phục hết sức đơn giản như sau:
Nếu máy ngừng hoạt động do lỗi ở thông gió thì bạn cần vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, sau đó đưa máy vận hành hoạt động trở lại. Trong trường hợp tủ sấy quần áo ngừng hoạt động do chế độ hẹn giờ thì cách khắc phục hết sức đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra và cài lại chế độ hẹn giờ sao cho phù hợp với số lượng quần áo cần sấy.
Có thể lỗ thông gió bị tắc khiến tủ sấy ngừng hoạt động
  1. Tủ sấy quần áo sấy quần áo mất nhiều thời gian mà mãi không khô
  • Nguyên nhân đầu tiên khiến có thể do bạn mua phải tủ sấy quần áo không đảm bảo xuất xứ, nguồn gốc.
  • Không biết cách sử dụng máy sấy để đạt hiệu quả cai nhất như khi quần áo còn chảy nước hoặc bạn chưa kéo kín hết túi trùm khí.
Phương pháp khắc phục:
Khi gặp phải sự cố này bạn nhớ phải mua tủ sấy ở địa chỉ uy tín, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời cùng cần đặc biệt lưu ý trước khi đưa quần áo vào tủ sấy phải vắt khô hoặc kéo kín túi trùm khí để sấy quần áo nhanh và tiết kiệm hơn.
  1. Công tắc, dây dẫn bị chảy do nguồn điện tăng đột biến
Nhiều người cho rằng máy không hoạt động thì có thể để điện cả ngày nhưng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến dòng điện tăng đột ngột và làm tan chảy các thành phần nhựa có bộ vi xử lý khi máy sấy bắt đầu hoạt động cho lần tiếp theo. Để tránh sự cố này, người dùng nên lưu ý rút phích cắm vào máy kể cả khi không sử dụng. Trong trường hợp sự cố đã xảy ra thì không có cách nào khác là gọi thợ sửa chữa hoặc mang đến trung tâm bảo hành.
  1. Máy sấy rung lắc và có tiếng ồn
Gặp phải hiện tượng này có thể xuất phát từ nguyên nhân chính là vị trí lắp đặt không thích hợp, bởi vậy người sử dụng nên chọn vị trí bằng phẳng, tránh nơi ẩm thấp hay có dầu mỡ.
Cũng có thể do lượng quần áo sấy quá ít sẽ khiến quần bị dồn về một phía làm mất cân bằng cho máy sấy. Bởi vậy, bạn cần sử dụng lượng quần áo thích hợp cho một chu kỳ sấy.
Cho quần áo vào sấy với số lượng vừa phải sẽ giảm được tiếng ồn

Trên đây là những cách khắc phục và xử lý sự cố thông thường khi sử dụng tủ sấy quần áo. Hãy ứng dụng chiếc tủ một cách linh hoạt và sử dụng khoa học nhằm nâng cao tuổi thọ và độ bền cho sản phẩm.

Cách sử dụng nồi áp suất điện chống cháy nổ an toàn

Nồi áp suất điện là sản phẩm thông dụng trong mỗi gia đình nhưng để sử dụng thiết bị này một cách an toàn, chống cháy nổ tốt thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu cách sử dụng nồi đúng cách để bảo vệ cho mình và những người thân yêu trong nội dung bài viết này.
Chú ý khi sử dụng nồi áp suất đảm bảo an toàn
Thứ nhất: Cần kiểm tra nồi áp suất điện trước khi nấu
Nồi áp suất điện cũng như nồi áp suất dạng thường thì van xả áp và gioăng cao su của nồi là bộ phận quan trọng nhất. Bởi vậy, mỗi lần sử dụng người dùng cần lưu ý kiểm tra 2 bộ phận trên nhằm đảm bảo bên trong sạch sẽ và không bị hư hỏng.
Ngoài ra, bạn còn cần kiểm tra toàn bộ nồi áp suất điện đảm bảo  mâm nhiệt của nồi không bị dính cặn bẩn, nắp nồi không bị cong vênh hay sứt mẻ, còn vỏ nồi đặc biệt vị trí tiếp giáp không bị bóp méo.
Hãy kiểm tra cẩn thận trước khi dùng không mất quá nhiều thời gian mà đảm bảo sự an toàn cho bạn và những người xung quanh.
Thứ hai: Đảm bảo nguồn điện sử dụng của ổn định
Nồi áp suất điện cũng giống như bất kỳ một thiết bị điện nào khác khi sử dụng cần chú ý tới nguồn điện để hạn chế sự hư hại và chập cháy.
Nếu gia đình có ổn áp thì bạn khá yên tâm cho thiết bị điện gia dụng này và nếu được thì tốt hơn hết bạn nên có một ổ riêng cho nồi áp suất tránh dùng chung với các thiết bị điện công suất cao như lò nướng, lò vi sóng, bếp hồng ngoại…… nhằm hạn chế sực cố hoặc có phát sinh sẽ không gây cháy lan truyền.
Đảm bảo nguồn điện sử dụng ổn định
Thứ 3: Nấu lượng nguyên liệu thích hợp
Khi nấu nồi áp suất điện hay nồi áp suất cơ, chúng tôi khuyên bạn nấu với lượng thức ăn phù hợp thấp hoặc bằng 2/3 dung tích nồi. Khi nấu các món có độ nở cao hay sủi bọt khi sôi thì chỉ nên nấu khoảng ½ dung t ích nồi để tránh gây trào, tắc hệ thống xả áp, giảm tính an toàn và giảm chất lượng dinh dưỡng trong món ăn.
Bạn cũng cần lưu ý lượng nước sử dụng, không nên để quá ít khiến bị cặn trong khi nấu ăn và khiến thức ăn bị cháy khét dưới lòng nồi, có thể gây cháy bổ nếu để quá lâu.
Thứ tư: Chú ý không mở nắp nồi áp suất điện đột ngột
Hầu hết các nồi áp suất điện đều sử dụng khóa an toàn, không cho phép mở áp suất nồi khi chưa được xả hết.
Vì vậy, trong trường hợp mở nắp nồi áp suất điện mà không mở được, bạn hãy rút dây điện để nồi xả áp tự động hoặc kéo van xả để áp suất trong nồi được xả hết rồi mới mở nắp.
Nếu cố gắng mở nắp nồi áp suất bạn sẽ gây hư hại cho nồi và có thể gặp nguy hiểm do nhiệt độ cao từ nồi thoát ra.
Thứ năm: Vệ sinh nồi áp suất điện sau mỗi lần sử dụng
Chúng ta nên thực hiện vệ sinh các bộ phần của nồi sau mỗi lần sử dụng nhằm giữ gìn vệ sinh cho mỗi lần nấu ăn sau cũng như nâng cao độ bền cho sản phẩm. Chú ý vệ sinh lòng nồi, nắp nồi (gồm cả nắp trong), vỏ nồi, van xả áp và gioăng cao su. Chú ý loại bỏ hết cặn thức ăn tạo mọi vị trí để đảm bảo độ bền, lâu và hoạt động an toàn cho nồi áp suất điện.
Thứ sáu: Không dùng nồi áp suất điện nấu trên bếp lửa
Cũng có trường bạn đang nấu bằng nồi áp suất điện những mất điện, lúc này bạn không nên lấy lòng nồi ra và tiếp tục nấu trên bếp ga vì như vậy có thể gây biến dạng lòng nồi hoặc tổn hại đến lớp chống dính. Nếu rơi vào tình trạng này, hãy đổ thức ăn ra nồi áp suất cơ hoặc một chiếc nồi khác để nấu.
Chú ý giữ gìn vệ sinh nồi sau mỗi lần sử dụng
Thứ bảy: Lưu ý bảo quản nồi áp suất điện
Nồi áp suất điện sau khi vệ sinh nên để khô ráo hoàn toàn rồi cất giữ.
– Lắp các bộ phận nồi như khi chuẩn bị cho nồi hoạt động rồi bảo quản sẽ giúp bảo vệ toàn bộ nồi, hạn chế va đập dẫn đến móp méo hay tệ nhất là làm nắp nồi bị cong vênh sẽ không an toàn khi dùng lại.
– Kiểm tra toàn bộ lại nồi trước khi tái sử dụng, nhất là sau khi bảo quản nồi trong thời gian dài, để đảm bảo tình trạng tốt nhất khi nồi hoạt động.
Để sử dụng nồi áp suất điện chống cháy nổ an toàn nhất bạn đừng bỏ lỡ 7 lưu ý quan trọng được nhắc tới trên đây. Hãy dùng đồ gia dụng gia đình đúng cách để bảo vệ sự an toàn cho bạn và những người thân yêu.

Hướng dẫn sử dụng bếp hồng ngoại đúng cách

Bếp hồng ngoại là sản phẩm được nhiều gia đình lựa chọn để thay thế các thiết bị đun nấu khác nhờ vào sự tiện ích và an toàn của mình. Sử dụng bếp hồng ngoại đúng cách sẽ nâng cao khả năng hoạt động và độ bền của sản phẩm.
  1. Dùng ổ cắm riêng biệt
Bếp hồng ngoại dùng năng lượng để đun nấu, thường có công suất lớn lên đến 2000W nên khi sử dụng các gia đình cần cắm ổ cắm riêng, không dùng chung với các thiết bị khác như tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện……. để tránh nguy cơ cháy nổ hoặc chập mạch điện. Thêm vào đó, bạn cũng cần phải chắc chắn cường độ của bếp phù hợp với nguồn điện gia đình bạn đang sử dụng, nên dùng ổn áp để ổn định nguồn điện và kéo dài tuổi thọ của cuộn dây sinh ra từ trường trong bếp hồng ngoại.
Sử dụng bếp hồng ngoại nên sử dụng ổ cắm riêng biệt
  1. Không mở nhiệt độ cao khi mở bếp hồng ngoại
Nhiều gia đình có thói quen làm nóng nồi, chảo trước khi nấu nhưng bếp hồng ngoại có khả năng làm nóng công cụ nhanh hơn. Bởi vậy khi điều chỉnh công suất cao ngay khi mở bếp rất dễ làm cháy xoong nồi và thức ăn, chúng tôi khuyên bạn nên mở bếp ở mức công suất thấp rồi tăng dần  lên khi cần thiết.
  1. Sử dụng nồi có kích cỡ phù hợp
Bếp hồng ngoại có đặc điểm là không kén nồi như bếp từ, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần phải chú ý đến đường kính của nồi chảo, những sản phẩm đồ gia dụng có đường kính từ 10cm – 26cm để bao trùm vòng tròn của bếp hồng ngoại, không dùng nồi quá to, quá nặng hoặc kéo lê xoong nồi làm xước hay vỡ mặt bếp.
Sử dụng nồi có đường kính phù hợp
  1. Tiết kiệm điện
Bạn có thể kết thúc vài phút trước khi kết thúc quá trình đun nấu để tiết kiệm hơn. Thêm nữa, nhiệt lượng còn lại của mặt bếp cũng đủ để nấu chín các món xào, hầm.
  1. Sử dụng an toàn, đúng cách
Chú ý những lưu ý này để sử dụng bếp hồng ngoại an toàn:
  • Để tránh bị bỏng, không sờ tay lên mặt bếp hồng ngoại. Tránh lau nước lên bề mặt bếp hồng ngoại khi bếp chưa nguội hoàn toàn.
  • Sau khi đun nấu trên bếp hồng ngoại, không nên rút dây ra ngay sau khi tắt bếp, quản tản nhiệt vẫn còn hoạt động để làm mát bếp.
  • Lau khô đáy nồi trước khi đặt lên bếp hồng ngoại.
  • Đặt bếp ở nơi thoáng mát để quạt tản nhiệt hoạt động hiệu quả. Chú ý không đặt gần lửa, nước hoặc các thiết bị điện.
  • Chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin sản phẩm: thông số kỹ thuật, các chế độ nấu và khuyến cáo quan trọng khi sử dụng bếp hồng ngoại.
Không nên sờ tay lên mặt bếp hồng ngoại
Sử dụng bếp hồng ngoại như thế nào để đạt hiệu quả cao là sự băn khoăn của rất nhiều người. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích cho quý khách hàng, giải đáp được những phiền toái của bạn.

Kinh nghiệm sửa lò vi sóng khi gặp sự cố

Lò vi sóng là thiết bị gia dụng được sử dụng phổ biến trong mỗi gia đình, nhưng nếu không biết cách khắc phục khi gặp sự cố đôi khi bạn sẽ làm gián đoạn cho việc nấu ăn của mình. Cùng tìm hiểu những sự cố dễ gặp phải và cách khắc phục khi gặp những tình huống này nhé.
Có những lỗi đơn giản, chị em có thể tự khắc phục được
Bảng điều khiển không hoạt động?
Cách khắc phục
Có thể do bảng điều khiển bị ẩm ướt, cần phải để vài ngày cho khô. Lưu ý tránh xịt nước rửa gần bảng điều khiển.
Bảng điều khiển không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác.
Nếu bảng điều khiển không bị ẩm, hãy kiểm tra xem có bị côn trùng làm hư hại không. Côn trùng, đặc biệt là gián, rất thích sự ấp áp của bảng mạch. Do vậy, nên gắn lưới ở lỗ thông hơi để ngừa gián chui vào trong lò.
Lò vi sóng không hoạt động tại sao?
Nguyên nhân và cách khắc phục:
Cầu chì: Cầu chì (còn gọi là cầu chì cao áp) là một thiết bị an toàn để ngắt dòng điện nếu điện áp tăng quá mạnh, để bảo vệ lò vi sóng. Điều đầu tiên bạn nên làm khi lò vi sóng không hoạt động là kiểm tra cầu chì của nó. Thay thế cầu chì (gọi thợ sửa), giá khoảng 100.000 đồng.
Công tắc cửa (cửa kính của lò đã gắn một công tắc ngắt nguồn điện): Công tắc cửa bị lỗi cũng làm cho lò vi sóng không hoạt động. Kiểm tra công tắc cửa lò vi sóng và nếu nó bị hỏng, hãy gọi thợ đến nhà để thay thế.
Chú ý không để bảng điều khiển bị ẩm ướt
Cách xử lý khi có tia lửa lóe sáng trong buồng lò?
Cách khắc phục:
Đảm bảo rằng dụng cụ bỏ trong lò không có chất kim loại hoặc nhôm
Nếu men tráng trong lò bị bong, cần gọi thợ đến sơn lại.
Dư lượng thực phẩm hoặc vỏ bọc thức ăn, hoặc dụng cụ nấu có hoa văn tráng kim loại hay thậm chí các đốm bong men tráng trong khoang buồng lò đều có thể gây ra tia lửa điện. Do vậy, lau chùi khoang lò thường xuyên; Thay thế vỏ bọc thức ăn – lưu ý chỉ dùng vỏ bọc được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho lò vi sóng và không dùng dụng cụ nấu có chứa kim loại.
Tại sao đĩa xoay không xoay?
Cách khắc phục:
Trục xoay và vòng xoay
Kiểm tra khớp nối nhựa bên dưới khay
Kiểm tra xem đĩa có đặt đúng trên trục xoay hay không
Kiểm tra vòng và con lăn xem có bị lệch hoặc kẹt vì bám bẩn không
Nếu động cơ trục xoay bị hỏng, cần phải gọi thợ chuyên nghiệp
Lò vi sóng không làm nóng được thức ăn?
Cách khắc phục:
Magnetron – bộ phận phát ra vi sóng.
Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn ù ù bất thường, thì nguồn magnetron (bộ phận phát ra vi sóng) hoặc các module điện tử khác có thể đã bị hỏng. Lỗi này không dễ khắc phục, bạn phải gọi thợ.
Đừng tự sửa lò nếu magnetron hoặc các module bị hỏng
Lưu ý:
Điện áp trong lò vi sóng rất cao và có thể làm bạn sốc điện nghiêm trọng, thậm chí sau khi bạn đã ngắt nguồn điện. Do đó, đừng tự mở máy hoặc các khu vực đã được gắn xi. Khi không chẩn đoán được những lỗi thông thường như đã nói ở trên, bạn nên gọi thợ đến sửa hoặc cân nhắc mua một chiếc lò vi sóng mới.
Cách khắc phục sự cố thường gặp của lò vi sóng được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong nội dung bài viết, chắc chắn là nguồn thông tin hữu ích dành cho quý khách hàng. Hãy ứng dụng chúng linh hoạt để xử lý những sự cố đơn giản cho thiết bị gia dụng hữu ích này nhé.

Hướng dẫn cách vệ sinh máy pha cà phê đúng chuẩn

Vệ sinh máy pha cà phê theo những cách sau để máy vừa bền lại vừa được thưởng thức cà phê ngon mỗi sáng nhé.
Chú ý vệ sinh máy pha cà phê để sản phẩm dùng bền hơn

Để vệ sinh máy pha cà phê, bạn cần những nguyên liệu sau:
– Giấm trắng
– Nước
– Một chiếc khăn khô.

Hướng dẫn cách làm
Tháo phích cắm: Đây là bước đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.
Tháo rời các bộ phận và rửa sạch chúng: Tháo ngăn chứa nước, khay đựng cốc, K-cup. Rửa từng bộ phận trong nước nóng, nước xà phòng sau đó lau khô.
Lau sạch bề mặt máy: Lấy một chiếc khăn sạch và khô (hoặc chiếc khăn ẩm nếu cần thiết), lau bề mặt của máy. Đừng quên lau xung quanh khay giữ cốc vì đây là nơi hạt cà phê dễ rơi vào nhất. Lắp lại các bộ phận của máy với nhau và cắm phích điện.
Chú ý kỹ lưỡng các bước vệ sinh máy
Dùng giấm tẩy sạch mọi chất cặn bã, dư thừa: Hòa giấm trắng và nước theo tỷ lệ 50:50 sau đó đổ đầy ngăn chứa nước. Bắt đầu pha mà không cần lắp K-cup vào. Lặp lại cho đến khi ngăn chứa nước không còn nước, thay cốc sau mỗi lần máy thực hiện pha như vậy. Cách này giúp loại bỏ cặn dính trong máy pha cà phê. Saiko khuyến cáo nên thực hiện tẩy chất cặn trong máy ít nhất mỗi 3-6 tháng tùy thuộc độ sạch của nguồn nước nơi bạn sinh sống.
Rửa lại bằng nước: Lặp lại quy trình trên nhưng chỉ sử dụng nước lọc để loại bỏ hết mùi giấm còn sót lại.

Một vài lưu ý:
Để hạn chế cặn nước tích tụ vào máy, sử dụng nước đóng chai hoặc nước khoáng khi pha cà phê.
Dùng ống hút thổi vào vòi nước cũng giúp làm sạch bụi bẩn tại đây.

Cây nước nóng lạnh sử dụng có tốn nhiều điện không?

Nhiều người lo sợ sử dụng cây nước nóng lạnh sẽ tốn điện. Để giải đáp cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé.

Sử dụng cây nước nóng lạnh không tốn điện nếu bạn biết cách sử dụng

Cây nước nóng lạnh dùng có tốn điện không
Mức độ tiêu thụ điện năng của cây nước nóng lạnh phụ thuộc nhiều vào nguyên lý hoạt động và công suất của sản phẩm. Trong đó, hai công nghệ chính được cây nước nóng lạnh sử dụng là chip điện tử và block.
Đối với cây nước nóng lạnh bằng công nghệ block có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác.
Ở khoang nóng có thanh đun nhiệt công suất lớn, khoảng 500W và được thiết kế rơ-le để khống chế nhiệt độ nước. Nếu nhiệt độ nước xuống 90 độ C, rơ le sẽ tự động bật lên, đun nước để tăng nhiệt độ, xong sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn.
Ở khoang lạnh, nó cũng sử dụng rơ le để ngắt máy nén, khi nhiệt độ nước vượt qua ngưỡng 10 độ C, rơ le sẽ tự động đóng máy nén để làm lạnh lại. Cứ như thế, nguồn nước sẽ liên tục được làm nóng và lạnh, giúp bạn lúc nào cũng có thể lấy được nước đúng như mong muốn của mình.
Sử dụng đúng cách sản phẩm không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn duy trì độ bền sản phẩm
Hướng dẫn sử dụng cây nước nóng lạnh tiết kiệm điện năng
  • Việc sử dụng cây nước nóng lạnh đúng cách không chỉ giúp người dùng tiết kiệm điện năng mà còn tăng độ bền, độ an toàn và tuổi thọ cho sản phẩm.  Vì thế:
  • Đặt bình úp lên thân máy tầm khoảng 10 phút trước khi cắm điện dùng.
  • Tránh đặt ở nơi có nhiệt độ cao, mưa gió hoặc ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào.
  • Sử dụng ổ cắm riêng cho cây nước nóng lạnh, tránh dùng chung với các thiết bị khác.
  • Thường xuyên vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng cho máy để hoạt động tốt và hiệu quả.
  • Không nên dùng các chất tẩy rửa hoặc hóa chất để vệ sinh máy
  • Vệ sinh bụi bẩn trên trụ điện bộ phận làm nóng để tăng hiệu quả cho máy.
“Của bền tại người” là câu nói luôn đúng, việc sử dụng cây nước nóng lạnh có tốn điện hay không phụ thuộc vào người dùng. Hãy sử dụng sản phẩm một cách tiết kiệm và an toàn các bạn nhé.

Nhãn: